Đèn chiếu sáng là nhu cầu thiết yếu trong mỗi gia đình bởi vì nó có nhiệm vụ chiếu sáng khu vực mà chúng ta sử dụng và rất quan trọng vào ban đêm. Nếu ban đêm xảy ra sự cố bóng đèn sẽ rất bất tiện. Đối với nhà có bóng đèn dự phòng thì có thể không phải lo lắng nhiều, còn trường hợp bạn không am hiểu nhiều về đèn, để thay một bóng đèn trong trường hợp khẩn cấp thì đó là một vấn đề lớn. 

Nếu chúng ta có cách quan sát bóng đèn trong nhà thì tốt biết bao nhiêu? Nhanh chóng phát hiện đèn có dấu hiệu  trục trặc hoặc có các triệu chứng cho thấy chúng cần được thay thế. 

Dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo bóng đèn đã gần đến lúc phải thay thế. 

1. Đui đèn bị đen: Đây là triệu chứng thông thường mang tính chất chỉ định đèn nhà bạn sắp hư. 

2. Đèn bị rung hoặc nhấp nháy liên tục: Có thể do nhiều nguyên nhân, chấn lưu có bị hỏng hoặc bộ khởi động bị hỏng kể cả điện áp thấp không đủ cho các thiết bị điện trong nhà. Nếu do các nguyên nhân trên, hãy thay thế chấn lưu hoặc bộ khởi động hoặc thay thế biến áp mới để phù hợp với lượng điện trong nhà. Nếu không nhanh chóng khắc phục đèn bị nhấp nháy thường xuyên sẽ rất nhanh hư hỏng. 

3. Tiếng ù hoặc các âm thanh khác trong khi bật đèn: Hầu hết thời gian tiếng ù khi bật đèn thường xảy ra với đèn chưa được kích hoạt trong một thời gian dài, khi bật, nó sẽ phát ra âm thanh. Có thể sau khi sử dụng một thời gian, âm thanh sẽ tự biến mất. Nguyên nhân có thể do lõi sắt chấn lưu bị lỏng. Về cơ bản, hãy đảm bảo sửa chữa chấn lưu hoặc thay chấn lưu mới.  

4. Mất nhiều thời gian để đèn bật sáng: Điều này có thể do một số nguyên nhân gây ra. Ví dụ, một chấn lưu hoặc bộ khởi động bị hỏng phải được giải quyết bằng cách thay thế nó. 

Nếu bóng đèn nhà bạn thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu nêu trên hãy nhanh chóng thay đổi hoặc mua bóng đèn mới để dự phòng ngay lập tức.  

5 bước dễ dàng tự thay thế bóng đèn led tại nhà 

Bước 1: Bắt đầu bằng cách tắt công tắc nguồn để ngăn ngừa điện giật hoặc rò rỉ điện 

Bước 2: Trước khi thay thế, hãy đợi nhiệt độ của đèn giảm xuống và chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ để thay thế bóng đen như cầu thang, ghế đứng,… 

Bước 3: Vặn ngược để lấy bóng đèn LED cũ ra ngoài, nhớ bỏ thùng rác đúng nơi quy định và được phân loại là chất thải nguy hại.

Bước 4: Vặn xuôi để thay thế bóng đèn LED mới, hãy vặn chắc hơn để đèn không bị rơi vỡ khi có tác động từ bên ngoài. 

Bước 5: Sau khi kiểm tra xong hãy đảm bảo an toàn điện năng và bật công tắc nguồn để sử dụng ngay

Chỉ vậy thôi công việc thay thế bóng đèn mới khá đơn giản. Các dấu hiệu cho thấy bóng đèn cần được thay thế cũng sẽ được thấy rất rõ trong quá trình sử dụng và hãy thay thế nó thật nhanh để tránh những rắc rối về sau.